Mô Hình Khủng Hoảng Tiền Tệ Thứ Hai | BIG4BANK GuidePedia

0

TÓM TẮT MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ THỨ HAI

1. MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ THỨ HAI:

mo hinh khung hoang tien te thu hai
     Đứng trước sức ép phải thả nổi tỷ giá, nếu chính phủ quyết định bảo vệ tỷ giá cố định thì lợi ích có được sẽ là uy tín về chính sách trong dài hạn. Nhưng việc bảo vệ tỷ giá tạo ra những tác động tiêu cực tới nền kinh tế nội địa, vì thường thì lãi suất phải tăng lên. Lãi suất tăng, trước hết, làm suy  giảm tăng trưởng kinh tế và gây ra thất nghiệp. Tác động nữa là đối với hệ thống ngân hàng. Lãi suất cao buộc các ngân hàng phải trả lãi cao hơn cho tiền gửi. Những đối tượng vay nợ theo lãi suất thả nổi sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Tỷ lệ nợ khó đòi và tình trạng vỡ nợ vì thế gia tăng, làm ảnh hưởng tới khả năng vững mạnh về mặt tài chính của cả hệ thống ngân hàng. Đứng trước sự cân đối giữa lợi ích và chi phí, chính phủ có thể lựa chọn bảo vệ tỷ giá hối đoái hay thả nổi tỷ giá. Các nhà đầu cơ cũng có hai lựa chọn: hoặc tấn công vào đồng nội tệ hoặc không. Nếu thấy tại một thời điểm nào đó việc bảo vệ tỷ giá cố định tạo nên những chi phí kinh tế quá lớn, thì các nhà đầu cơ có thể suy đoán rằng chính phủ sẽ thả nổi tỷ giá để có thể giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này làm các các nhà đầu cơ và cả nhiều nhà đầu tư khác đồng loạt bán đồng nội tệ để mua vào ngoại tệ.
     Các quốc gia đang trong tình trạng tăng trưởng chậm và thất nghiệp. Muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp thì tạm thời hy sinh cái neo danh nghĩa là tỷ giá hối đoái. Chính phủ muốn thất nghiệp giảm đi, kích thích kinh tế thì trong chính sách tiền tệ chính phủ phải giảm lãi suất. Khi giảm lãi suất thì đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó sẽ sụt giảm đi, cung nội tệ giảm làm đồng nội tệ bị giảm giá. Các nhà đầu tư tấn công tiền tệ làm cho đồng nội tệ giảm giá đến mức kỉ lục. Chính phủ thấy rằng chính sách lãi suất làm cho đồng nội tệ sụt giá một cách trầm trọng do đó chính phủ buộc phải quay trở lại giữ vững tỷ giá. Muốn ổn định tỷ giá thì bên cạnh việc can thiệp trực tiếp bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ thì chính phủ có thể sử dụng công cụ lãi suất, tức là phải tăng lãi suất đồng nội tệ để kéo đồng nội tệ lên.
     Tuy nhiên, mô hình này bị phê phán là khó giải thích những sự nhảy vọt của nền kinh tế giữa các trạng thái cân bằng. Thông thường phải mất 1 thời gian nhất định thì lãi suất trong nước mới ảnh hưởng bất lợi tới thất nghiệp và ngân sách. Do đó, mô hình có thể không giải thích được tại sao khủng hoảng tự phát lại xảy ra trong thời gian ngắn như vậy. Bên cạnh đó, mô hình cũng không thể giải thích được tại sao các nhà đầu tư lại đồng loạt điều chỉnh dự đoán của họ gây ra những chuyển động của nền kinh tế giữa các điểm cân bằng. Mô hình này chỉ có thể giải thích tốt tình huống trong đó nhà đầu tư hoặc nhà đầu cơ lớn tồn tại trên thị trường nhưng không thể giải thích được tình huống mà ở đó cần sự phối hợp giữa các nhà đầu tư để tạo ra những cuộc tấn công tự phát. 

2. KHỦNG HOẢNG CƠ CHẾ TỶ GIÁ CHÂU ÂU 1992 – 1993:

khung hoang tien te the he thu hai

Hệ thống tiền tệ châu Âu, 1979-1993:

Tháng 3/1979, Cộng đồng châu Âu (EC) thiết lập Hệ  thống Tiền tệ châu Âu (EMS)
- Tỷ giá hối đoái của đồng tiền các nước thành viên được cố định với biên độ dao động ±2,25% xung quanh mức trung tâm. Tỷ giá với các đồng tiền bên ngoài hệ thống được thả nổi.
- Đồng Deutsche Mark (DM) của Đức trở  thành đồng tiền “neo”  của hệ  thống (các nước duy trì tỷ giá cố định giữa đồng tiền của mình với DM) do lạm phát của Đức thấp và niềm tin của các nhà đầu tư vào Bundesbank, ngân hàng trung ương Đức.
- Hệ thống được duy trì với một số điều chỉnh trong giai đoạn 1979-1987 và không có điều chỉnh nào suốt từ 1987 đến 8/1992.


Khủng hoảng nổ ra:

khung hoang tien te the he thu hai- Sau sự kiện thống nhất nước Đức vào năm 1990, thâm hụt ngân sách của nước này tăng lên nhanh chóng.
- Phản ứng lại chính sách ngân sách mở rộng, Bundesbank, vốn siêu độc lập, đã thắt chặt chính sách tiền tệ và đẩy lãi suất lên cao.
- Các nước thành viên của EMS khác buộc phải tăng lãi suất để duy trì tỷ giá hối đoái, từ đó tạo ra tác động giảm phát vào đúng thời điểm mà nhiều nước EMS đang ở trong tình trạng suy thoái kinh tế.
- Các nước thành viên EMS đứng trước 2 lựa chọn: Tăng lãi suất để duy trì tỷ giá cố định (lợi ích: duy trì uy tín của chính sách và niềm tin của nhà đầu tư; thiệt hại: tăng trưởng chậm và thất nghiệp tăng) hoặc từ bỏ tỷ giá cố định (lợi ích: thoát khỏi suy thoái kinh tế; thiệt hại: từ bỏ hệ thống EMS và mất uy tín về chính sách). 
- Do xung đột về lợi ích và thiệt hại của việc duy trì EMS, các nhà đầu cơ nhận thấy cơ hội có thể tấn công đồng tiền của các nước thành viên.
- Tấn công đầu cơ xảy ra vào tháng 9 năm 1992. Anh và Ý quyết định rời bỏ  EMS. Đến cuối năm 1993, biên độ dao động được tăng lên ±15%.

Post a Comment

 
Top