TÓM TẮT MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ THỨ NHẤT
1. CÁC KHÁI NIỆM:
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường tài chính tiền tệ, kéo theo sự vỡ nợ hàng loạt các ngân hàng và tổ chức tài chính do sự sụt giảm nhanh chóng về giá tài sản, mà kết quả cuối cùng của nó là sự đông cứng và bất lực của thị trường tài chính và sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế.
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ hay khủng hoảng cán cân thanh toán liên quan đến việc chính phủ không còn đủ dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các khu vực khác nhau trong nền kinh tế và buộc phải phá giá đồng nội tệ.(1)
KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG xảy ra khi người gửi tiền rút vốn ồ ạt, buộc ngân hàng phải ngưng hoạt động hay yêu cầu chính phủ hỗ trợ. Nguyên nhân sâu xa la do các khoản nợ xấu trở nên quá lớn buộc các ngân hàng phải dùng vốn để bù đắp hay do tác động dây chuyền.(2)
(1)+(2): KHỦNG HOẢNG KÉP LOẠI 1
(1)+(3): KHỦNG HOẢNG KÉP LOẠI 2
2. MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ THỨ NHẤT:
Mọi chuyện thường bắt đầu từ việc chính phủ duy trì tỷ giá hối đoái cố định. Chính phủ có thể bảo vệ tỷ giá này bằng cách can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối (tức là trực tiếp mua hoặc bán ngoại tệ). Nếu có một thị trường tài chính phát triển, nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng các hoạt động thị trường mở hay can thiệp vào thị trường ngoại hối kỳ hạn. Tuy nhiên, việc bảo vệ tỷ giá cũng có giới hạn của nó. Trước các sức ép giảm giá trị đồng nội tệ (thường thì do chính phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách), chính phủ liên tục phải bán ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá. Dự trữ ngoại hối giảm và cuối cùng thì chính phủ buộc phải chấm dứt tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá. Điểm đặc biệt là ngay trước khi dự trữ cạn kiệt, sự suy yếu của các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản trở thành tín hiệu cho các cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng tiền nội tệ và đẩy nhanh khủng hoảng.
Tuy vậy, phân tích ở trên có điểm yếu là dựa vào mô hình vĩ mô đơn giản, trong đó giả định mọi đối tượng có khả năng dự đoán hoàn hảo. Việc giả định hai loại tài sản là nội tệ và ngoại tệ có nghĩa là chính phủ chỉ có thể bảo vệ tỷ giá cố định khỏi bị phá giá bằng cách trực tiếp bán dự trữ ngoại tệ. Những giả định đơn giản của mô hình cho phép ta mô tả khá cụ thể quá trình diễn ra khủng hoảng, nhưng rõ ràng nhiều yếu tố gây ra khủng hoảng khác (chứ không chỉ là thâm hụt ngân sách) đã bị bỏ qua.
3. KHỦNG HOẢNG NỢ CÁC NƯỚC CHÂU MỸ LA TINH THẬP NIÊN 1980:
- Trong thập niên 1970, các nước Mỹ La Tinh vay một lượng lớn vốn từ bên ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng.
- Nợ nước ngoài tăng từ 75 tỷ đô-la vào năm 1975 lên 315 tỷ đô-la vào năm 1983, bằng 50% GDP của các nước này.
- Phần nợ gốc và lãi vay phải trả năm 1982 lên đến 66 tỷ đô-la, tăng từ 12 tỷ đô-la năm 1975.
- Tháng 08/1982, Mexico tuyên bố không trả được nợ.
- Các ngân hàng không cho các nước Mỹ La Tinh gia hạn nợ hay quay vòng vốn vay.
- Đồng tiền mất giá, lãi suất thực tăng.
- Hệ quả: các nước Mỹ La Tinh bỏ chiến lược thay thế nhập khẩu.
Tại sao
trước khủng hoảng xảy ra, chính phủ các nước lại không lo lắng quá nhiều về
tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn?
Lãnh đạo của các nước này cũng thừa nhận rằng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn có thể là điều dở nhưng họ đưa ra một lập luận kinh tế hết sức hợp lí là nếu thâm hụt tài khoản vãng lai lớn chủ yếu phản ánh một sự đầu tư cao hơn thì cuối cùng nó sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và do đó làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay và điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được hơn là một tài khản vãng lai thâm hụt do tiêu dùng.
Post a Comment