GIỚI THIỆU VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CÁC
QUỐC GIA ĐÔNG
NAM Á (AEC)
AEC là tên gọi viết tắt bằng Tiếng Anh của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Đông
Nam Á(The Asean Economic Community). Kể từ năm 2004, lần đầu tiên ở Paris lãnh
đạo 10 quốc gia tại khu vực Đông Nam Á
đã quyết định xây dựng cộng đồng kinh tế các nước
Asean. Đến nay sau hơn 10 năm chuẩn bị, các nhà
lãnh đạo trong khu
vực đã đi đến thống nhất chính thức thành lập AEC vào
năm 2015, sớm hơn dự kiến ban đầu 5 năm, do
tốc độ phát triển nhanh và
không quá chênh lệch của các nền kinh tế trong khu vực.
Tương tự như sự thành lập của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu nay
đã được
đổi tên thành
Cộng đồng Châu Âu
(EC – Europe Community), AEC ra đời với sứ mệnh đưa khu vực Đông Nam Á
thành một khu vực ổn định, thịnh vượng, và có
tính cạnh tranh cao; một khu vực dịch chuyển tự do hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có kỹ năng cũng
như dịch chuyển tự do hơn về vốn… Đây không chỉ là câu chuyện về thị trường
lưu thông, dịch chuyển, trao đổi được
dễ dàng mà còn
là câu chuyện chính sách cạnh tranh, bảo vệ người
tiêu dùng, sở hữu trí tuệ, nông nghiệp, hợp tác… AEC là một cộng đồng nhiều văn hóa nhưng cùng một bản sắc, cam kết cùng phát
triển. Thành viên của cộng đồng kinh tế này không
phải ai khác ngoài 10 quốc gia Asean,
bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Mianma, Philipin,
Singapore, Thái Lan, và Việt Nam (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).
Khi cộng đồng AEC chính thức đi vào hoạt động từ năm 2015, Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội và thách thức quan trọng. Về cơ hội do AEC mang lại, đầu tiên phải kể đến đó là thị trường của Việt Nam sẽ được mở rộng sang tất cả các nước trong AEC, với hơn 600 triệu dân. Không chỉ dừng lại ở đó, AEC còn là cánh cửa đưa các thành viên đến với cộng đồng kinh tế thế giới như các nước EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Newzeland, Nhật Bản, Hàn Quốc… Để thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các nước thành viên, AEC còn có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Philippin mà trong đó Singapore là nước tích cực nhất đối với các chương trình hỗ trợ này. Các chương trình hợp tác như phát triển về dịch vụ, du lịch, giải trí, nông nghiệp; thị trường mạng chuỗi, giải trí, kinh tế xanh, đóng tàu, ô tô, nông nghiệp… sẽ phát triển trong tương lai. Thuận lợi lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi AEC thành lập đó là, tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực không chỉ đem lại cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp mà còn giúp giảm chi phí giao dịch tạo sự thuận lợi trong các hoạt động thương mại và đầu tư.
Khi cộng đồng AEC chính thức đi vào hoạt động từ năm 2015, Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội và thách thức quan trọng. Về cơ hội do AEC mang lại, đầu tiên phải kể đến đó là thị trường của Việt Nam sẽ được mở rộng sang tất cả các nước trong AEC, với hơn 600 triệu dân. Không chỉ dừng lại ở đó, AEC còn là cánh cửa đưa các thành viên đến với cộng đồng kinh tế thế giới như các nước EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Newzeland, Nhật Bản, Hàn Quốc… Để thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các nước thành viên, AEC còn có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Philippin mà trong đó Singapore là nước tích cực nhất đối với các chương trình hỗ trợ này. Các chương trình hợp tác như phát triển về dịch vụ, du lịch, giải trí, nông nghiệp; thị trường mạng chuỗi, giải trí, kinh tế xanh, đóng tàu, ô tô, nông nghiệp… sẽ phát triển trong tương lai. Thuận lợi lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi AEC thành lập đó là, tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực không chỉ đem lại cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp mà còn giúp giảm chi phí giao dịch tạo sự thuận lợi trong các hoạt động thương mại và đầu tư.
Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn, thách thức không nhỏ khi tham gia
vào sân chơi chung của cộng đồng AEC. Có hai điểm quan trọng đó là Asean sẽ
thành một cửa hải quan và hài hòa về tiêu chuẩn chất lượng. Để đảm bảo khả năng
cạnh tranh về chất lượng và giá thành trên thị trường khu vực, cũng như thị
trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiêm túc học hỏi, nắm bắt thông
tin, và cơ sở pháp lý, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý, ... để
chuẩn bị tốt, đón đầu AEC.
Post a Comment