ECB VÀ CHƯƠNG TRÌNH NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG QE TRỊ GIÁ 1.100 TỶ EUR
QE dường như
là lựa chọn duy nhất mà ECB có thể đưa
ra trong bối cảnh nhóm biện pháp điều hành chính sách tiền tệ truyền thống tỏ
ra bất lực trước áp lực giảm phát.
Vì cớ gì mà nền kinh tế
Eurozone buộc phải sử dụng nhóm
biện pháp điêu hành chính sách tiền tệ phi truyền thống trên dù trên thực tế, bản
thân nội bộ ECB vốn tồn tại rất nhiều quan điểm đối lập nhau trong việc sử dụng QE này? Vốn dĩ ECB đã không sử dụng QE kể
từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 như FED đã từng làm mà thay vào đó, ngân
hàng trung ương khối này đã sử dụng các
biện pháp truyền thống như hạ lãi suất
và cung cấp lượng thanh khoản không giới hạn cho hệ thống ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, kết quả phục hồi lạm phát của
khối không như mong đợi trong khị ở bên kia bờ Đại Tây Dương, nền kinh tế Mỹ trở
nên ngày một cải thiện hơn. Tại thời điểm cuộc họp chính sách ECB vào tháng
4/2014, chủ tịch Draghi lúc đó đã hé mở khả
năng sử dụng “các công cụ bất thường” trong quyền hạn của mình để đẩy lùi rủi ro lạm phát duy trì quá thấp
trong thời gian dài. Cụm từ “các công cụ bất thường” trên đây phần nào được hiểu như
tín hiệu ECB thay đổi suy nghĩ trong trường hợp chính sách tiền tệ truyền thống
(như giảm lãi suất) tỏ ra bất lực áp lực giảm phát. Cho tới khi Eurostat
công bố chỉ số lạm phát sụt giảm mạnh (lạm phát tháng 12/2014 là -0,2% yoy, giảm mạnh so với mức 0,3% trong
tháng trước, lần đầu rơi trở về mức âm kể
từ khủng hoảng tài chính 2009), số
liệu kinh tế kém khả quan của các quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất khu vực như Đức, Pháp và Ý trong
tháng 12/2014, đồng thời giá hàng hóa và năng lượng liên tục giảm không hồi kết
thì QE dường như là lựa chọn số một còn lại.
1. QE đưa ra nhằm mục đích gia tăng cung tiền, mở rộng bảng cân đối kế toán của hệ thống ngân hàng, hạ thấp lợi suất tài sản, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
Gói QE này được ECB triển khai dưới dạng mua tài sản (bao gồm chứng
khoán của cả khu vực công lẫn tư nhân) với
khối lượng 60 tỷ EUR mỗi tháng với mục
đích thúc đẩy tăng trưởng và đối phó với áp lực giảm phát. Với cách thức trên,
ECB tăng cung tiền và mở rộng bảng cân đối
kế toán của hệ thống ngân hàng, hạ thấp lợi suất các tài sản, hạ giá đồng EUR từ đó làm tăng tính cạnh tranh của
hàng hóa trong khu vực. Tương tự như các
gói QE của FED, ECB kỳ vọng hệ thống ngân hàng thương mại sẽ sử dụng phần
tăng lên đáng kể trong bảng kế toán cho doanh nghiệp và người dân vay để đầu tư
hoặc chi tiêu, qua đó kích thích nền kinh tế.
2. Với giá trị 1.100 tỷ EUR, dù vượt kỳ vọng thị trường, QE vẫn gây thất vọng bởi quy mô gói cứu trợ này được đánh giá là chưa đủ.
Với quy mô 1.100 tỷ EUR, lớn
hơn so với mức kỳ vọng của thị trường (dao động trong khoảng từ 500
– 1.000 tỷ EUR) nhưng phần lớn ý kiến tỏ ra thất vọng và cho rằng quy mô gói cứu trợ này là chưa đủ nhằm vực dây tăng trưởng kinh tế cũng như đưa lạm phát trở về mức
mục tiêu 2%. 1.100 tỷ EUR thực tế mới chỉ
bù lại được số tiền 1.000 tỷ EUR mà ECB đã rút đi trong vòng 2 năm qua mà thôi.
Bên cạnh đó, gói QE 2015 của ECB đưa ra có bối cảnh khác so với các gói QE của
FED trong năm 2008 khi mức lãi suất khu vực Eurozone hiện nay là quá thấp, do
đó các ngân hàng vẫn gặp khó khan trong việc đưa nguồn vốn trên ra thị trường.Trong bối cảnh các biện pháp tiền tệ truyền thống bị vô hiệu hóa như hiện tại, có lẽ các thành
viên cần thực thi chính sách tài khóa đồng bộ và mạnh mẽ hơn thì mới đủ vực dây nền kinh tế.
3. Gói kích thích nới lỏng định lượng ECB đưa ra ngay lập tức tác động đến thị trường tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh các nước phát triển tăng trưởng chậm, nguy cơ giảm phát lơ lửng thì nới lỏng tiền tệ có lẽ là cách dễ nhất mà NHTW các nước trên có thể sử dụng để phản ứng lại.
Các tác động mà chương trình QE của ECB đến phần còn lại của thế giới hiển nhiên đáng kể bởi quy mô kinh tế của khu vực
này. Thậm chí, ngay khi thị trường
còn đồn đoán về khả năng liệu chương trình QE có được đưa ra hay
không cũng đã khiến thị trường sôi động hơn rất nhiều.
Một trong những sự kiện
tiêu biểu, thậm chí có thể trở thành sự
kiện trên thị trường forex năm 2015
là việc SNB (NHTW Thụy Sỹ) bất ngờ
thả nổi đồng CHF so với EUR, đồng
thời hạ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn xuống mức -0,75% từ mức -0,25%.
Rõ ràng SNB
đã thay đổi quan điểm khi quả bóng QE được
ECB sẵn sàng châm bất cứ lúc nào, do đó
ngân hàng này đã từ bỏ chính sách neo
sàn tỷ giá EUR/CHF từ 2011 tới nay, đồng
nghĩa với việc không mua vào EUR và bán ra CHF trong trường hợp ECB thực thi gói
cứu trợ QE. Điều này đã gây sốc thị trường, làm cho hệ thống ngoại hối quốc tế phải dừng trong 15 phút sau khi tỷ giá EUR/CHF tụt gần 19% chỉ trong vỏn vẹn 13 tiếng đồng hồ!!! Dù lãi suất
ngay lập tức được hạ nhằm khắc phục sự
tăng giá quá mạnh của đồng Franc nhưng sau cùng, CHF ổn định lại dần dần với mức
tăng giá từ 16-18% so với EUR.
Cặp tỷ giá vàng – euro
(XAU-EUR) là một ví dụ điển hình khi leo
dốc hàng tuần và nhanh chóng bị chốt lời mạnh mẽ trước thời điểm QE chính thức
được thông qua.
Chương trình
QE khổng lồ của FED vừa mới kết thúc,
BOJ và BOE đang giữ chính sách tiền tệ nới lỏng, thì nay ECB tiếp tục cung vào một lượng tiền nữa. Nguồn tiền giá rẻ khổng
lồ này chưa biết có đem lại nhiều lợi
ích trực tiếp cho nền kinh tế như NHTW
các nước đó kì vọng hay không, nhưng trước mắt chúng hoàn toàn có khả năng chảy về
các thị trường khác như châu Á, điển hình là Hong Kong, Singapore, Hàn
Quốc, Trung Quốc… khiến nguy cơ bong bóng tài sản ở các quốc gia này tăng lên
đáng kể.
Để phản ứng lại, cách dễ nhất mà NHTW các nước có thể chọn là kích thích nền kinh tế thông qua việc
hạ lãi suất và làm yếu đồng nội tệ đi. Bank of Canada mới đây vừa cắt giảm lãi
suất xuống 0,75% từ mức 1% (ngày
21/1/2015) trong bối cảnh lạm phát suy yếu (-0,7% mom so với mức -0,4% kỳ
trước). BoC đã khởi đầu, ai dám chắc ngày 28/1 tới đây, liệu RBNZ (NHTW
New Zealand) có giữ tâm thế bình an, ngồi im quan sát và giữ mức lãi suất 3,5% trong bối cảnh giảm phát
0,2% trong tháng trước hay không?
4. Hiệu quả của chương trình nới lỏng định lượng do ECB triển khai khó có thể lượng hóa và có thể kéo dài. Điều này mở ra cơ hội cho các quốc gia đang phát triển gia tăng động lực phát triển nếu biết tận dụng tốt nguồn vốn giá rẻ chảy ra từ khu vực EU, Nhật Bản…
Áp lực nới lỏng xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, và có thể làm
giảm hiệu quả của gói QE của ECB so với của FED, từ đó có khả
năng kéo dài hơn thời kỳ “cứu trợ nền kinh tế” của các nền kinh tế phát
triển trên thế giới.
Dòng vốn giá
rẻ lan rộng ra mọi ngõ ngách trên toàn
thế giới, thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, chứng khoán cũng như bất động sản
trên toàn cầu. Cơ hội mở ra trước mắt cho
các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ tới liệu có hưởng lợi được luồng tiền này hay
không lại phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đó.
Post a Comment