EXIMBANK ĐÃ ĐI XUỐNG NHƯ THẾ NÀO?
1. Lợi nhuận suy thoái trầm trọng, đạt chưa đầy… 4% kế hoạch năm
“Lợi nhuận
năm 2013 thấp: bình quân lợi nhuận từ 2010 - 2013 của Eximbank là tương đối tốt
(khoảng 2.500 tỷ đồng/năm). Năm 2014 - 2015 tin tưởng là sẽ tốt hơn”, đó là lời
cam kết được Chủ tọa đoàn đưa ra trước quan ngại của các nhà đầu tư khi mục
tiêu lợi nhuận năm 2013 bị phá sản hoàn toàn (828 tỷ đồng, tương đương với 26%
kế hoạch) tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2014 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam - Eximbank (HOSE: EIB).
Tuy nhiên,
sau một năm nhìn lại, có vẻ “lời nói gió bay” và cam kết năm nào dường như chỉ
mang nhiều tính trấn an; bởi, theo thông tin được công bố trong Báo cáo tài
chính hợp nhất Quý IV/2014 của Eximbank, cả năm nhà băng này báo lãi (trước thuế)
có 69 tỷ đồng, tức là chỉ cỡ khoảng 1/12 khoản lợi nhuận trước thuế đầy thất vọng
của một năm trước đó.
2. Kế hoạch lợi
nhuận trước thuế đề ra là 1.800 tỷ đồng nhưng thực hiện chưa nổi... 4%
Còn nếu đem
so sánh với mục tiêu lợi nhuận 1.800 tỷ đồng mà ngân hàng đã đặt ra cho 2014
thì số “lời” chưa đầy 69 tỷ đồng trên mới đạt… 3,8% kế hoạch năm.
Trong khi
đó, riêng 3 tháng cuối năm, khoản mục Lợi nhuận trước thuế đã âm đến 878 tỷ đồng
(Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 589 tỷ đồng, lỗ trước dự phòng 289 tỷ đồng).
Đây cũng là quý báo lỗ duy nhất trong năm của Eximbank, chín tháng đầu năm vẫn
lãi 947 tỷ đồng.
Như vậy, từ
một nhà băng gạo cội, gương mặt thường trực trong “câu lạc bộ nghìn tỷ lợi nhuận”
của hệ thống ngân hàng, sau 2 năm, Eximbank lần lượt “rớt đài” về nhóm “trăm tỷ”
trong 2013, rồi “chục tỷ” trong 2014.
Hành trình
suy thoái liệu có điểm dừng?
3. “Lỗ đậm” từ các hoạt động phi tín dụng
Điểm sáng
đáng kể nhất trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của EIB có lẽ đến từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối. Cụ thể, trong 2014, Eximbank đã báo lãi tới 170 tỷ đồng
cho hoạt động vẫn được đánh giá là thế mạnh của mình. Trước đó, trong năm 2013,
với yêu cầu quyết liệt tất toán trạng thái vàng và chống đô la hóa thị trường của
NHNN, kinh doanh ngoại hối còn kéo lỗ EIB tận 114 tỷ đồng.
Bên cạnh đó,
lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng trưởng tốt 25,6% lên 346 tỷ đồng.
Tuy nhiên,
bên cạnh những mảng sáng hiếm hoi, không ít hoạt động của Eximbank đã rước “lỗ
đậm”, đặc biệt là khu vực phi tín dụng.
Hoạt động
khác "thâm" đến 261 tỷ đồng... trong khi năm 2013 còn báo lãi 204 tỷ!?
Mua bán chứng
khoán đầu tư: năm thứ hai liên tiếp báo lỗ gần 4 tỷ đồng (2014, EIB không phát
sinh nghiệp vụ mua bán chứng khoán kinh doanh). Hoạt động kém hiệu quả là vậy
nhưng tính đến 31/12/2014, Eximbank vẫn rót tổng cộng gần 20.000 tỷ đồng vào Chứng
khoán đầu tư, tăng 35,4% so với đầu năm.
Góp vốn, mua
cổ phần: nếu như 2013 vẫn còn thu lãi kếch xù đến 150 tỷ đồng thì một năm sau
đã đảo chiều khoét lỗ 19 tỷ đồng.
Đặc biệt, Hoạt
động khác bỗng “thâm” bất thường đến 261 tỷ đồng, trong khi một năm trước đó,
khoản mục này còn mang về cho ngân hàng đến 204 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, nội
dung báo cáo lại không có mục nào chỉ rõ nguyên nhân của việc tăng trưởng âm đến
nửa nghìn tỷ đồng trên.
4. Nguồn vốn huy động “bí” đầu ra
Chung cảnh
ngộ với lợi nhuận, không ít chỉ tiêu kế hoạch khác của Eximbank cũng bị “vỡ kế
hoạch” trong năm 2014.
Có thể kế đến
như Tổng tài sản, mục tiêu đặt ra là 170.000 nghìn tỷ nhưng dù rất cố gắng
trong 3 tháng cuối năm song kết niên, chỉ tiêu này vẫn còn “cách đích”... 8.896
tỷ đồng và chỉ đạt 161.106 tỷ. Trước đó, kết thúc quý III, Tổng tài sản mới chỉ
là 141.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn
huy động đã được cơ cấu lại theo hướng tăng huy động từ thị trường 1 (dân cư và
doanh nghiệp), giảm huy động từ thị trường 2 (liên ngân hàng).
Trở lại cuối
năm 2013, cơ cấu nguồn vốn huy động của EIB đã rơi vào một tình trạng rất tiêu
cực khi tỷ trọng giữa 2 khu vực gần như tương đương. Cụ thể, Tiền gửi và vay
các TCTD khác lên đến 65.767 tỷ đồng (riêng Vay các TCTD khác là 30.209 tỷ);
trong khi Tiền gửi của khách hàng chỉ là 79.472 tỷ, cộng thêm 7.678 tỷ Phát
hành giấy tờ có giá.
Về bản chất,
Tiền vay mượn các tổ chức tín dụng khác là tiền từ liên ngân hàng có kỳ hạn ngắn
và lãi suất một số thời điểm khá linh hoạt. Thông thường người ta chỉ sử dụng
các khoản vay liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản. Dùng tiền vay các tổ chức
tín dụng khác để cho vay có thể tận dụng được chênh lệch lãi suất, nhưng có thể
gặp phải rủi ro kỳ hạn, mặt khác, chi phí sử dụng vốn cũng thường cao hơn việc
huy động từ dân cư hay doanh nghiệp. Do đó, các ngân hàng thường hạn chế huy động
từ nguồn này ở một mức rất thấp.
5. Cơ cấu nguồn vốn huy động tích cực hơn
Tính đến
31/12/2014, nguồn vốn huy động từ thị trường 2 của EIB đã giảm xuống 41.043 tỷ
đồng, bằng 62,4% so với cùng kỳ 2013, trong đó Vay từ các TCTD khác giảm 62% xuống
11.489 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với bình quân toàn hệ thống, tỷ lệ này vẫn còn
khá cao.
Ngược lại,
Tiền gửi của khách hàng đã tăng 27,6% từ mức 79.472 tỷ đồng đầu năm lên 101.372
tỷ đồng.
Cơ cấu huy động
diễn biến “đẹp” nhưng giải ngân nguồn vốn huy động được dường như lại trở thành
một vấn đề với Eximbank.
6. "Giải ngân" lại là một bài toán khó
Trong kế hoạch
đề ra, ngân hàng này đặt mục tiêu huy động vốn là 100.000 tỷ đồng và dư nợ cấp
tín dụng là 97.300 tỷ đồng để cân đối các chỉ tiêu nhưng trên thực tế, tính đến
cuối năm huy động vốn vượt kế hoạch nhưng dư nợ tín dụng lại chỉ đạt chỉ ngót đạt
89,6% kế hoạch, tương ứng 87.147 tỷ đồng.
Chắc hẳn, lợi
nhuận đáng thất vọng của Eximbank chịu tác động không nhỏ từ việc “hụt hơi” chỉ
tiêu dư nợ nêu trên.
Không chỉ gặp
khó trong việc đẩy vốn ra thị trường 1; trong bối cảnh mặt bằng lãi suất 2014
liên tục giảm thấp nhưng hệ thống ngân hàng vẫn “thừa tiền” do thị trường thiếu
kênh đầu tư hiệu quả (bất động sản tồn kho lớn, thị trường chứng khoán liên tục
đỏ điểm, vàng kém hấp dẫn…), đầu ra qua thị trường 2 cũng đã bị ảnh hưởng sâu sắc.
Cụ thể, Cho vay các TCTD khác của Eximbank giảm mạnh từ mức 27.558 tỷ đồng về
chỉ còn 6.244 tỷ đồng.
Để giải ngân
cho nguồn vốn đã huy động được, có vẻ các nhà quản trị EIB đã tìm đến giải pháp
đầu tư, mà cụ thể là đầu tư chứng khoán khi đã rót vào tổng cộng gần 20.000 tỷ
đồng vào Chứng khoán đầu tư (3.634 tỷ Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và
16.290 tỷ Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn).
Tuy nhiên,
như đã trình bày, không những không hiệu quả, hoạt động mua bán chứng khoán đầu
tư còn mang về “trái đắng” khi lỗ gần 4 tỷ đồng.
Post a Comment